Đấu giá hợp đồng làm bảo mẫu của Công nương Diana
Đây là một trong những thông tin quan trọng vừa được chia sẻ trong chương trình “Giao lưu và trao đổi kinh nghiệm giữa các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới và các nhà điều hành Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ lõi 4.0”, do Đại học Quốc gia TP.HCM và Tập đoàn CT Group phối hợp tổ chức với sự tham gia của nhiều tập đoàn công nghệ và các đại học quốc tế, lãnh đạo các ban, ngành, địa phương.Tại sự kiện, các chuyên gia và nhà điều hành cũng đã phân tích về cơ hội, lợi ích của công nghệ bán dẫn mới đối với Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, ngành công nghiệp bán dẫn đang đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao. “Một ngành công nghiệp bán dẫn phát triển mạnh sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam thông qua tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tiến bộ công nghệ và tăng khả năng cạnh tranh toàn cầu, khiến nó trở thành động lực chính cho sự thịnh vượng và đổi mới của quốc gia” - ông Vinh Nguyễn - nguyên Phó chủ tịch ECI Technology chia sẻ.Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ bán dẫn Việt Nam dưới ánh sáng Nghị quyết 57, vươn mình làm chủ công nghệ với sự ủng hộ quốc tế. Ngày 22.12.2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết số 57-NQ/TW đã tạo ra một làn sóng mạnh mẽ, thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn phát triển, là động lực để các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển. Ông Wan Azmi - Giám đốc vận hành CT Semiconductor chia sẻ: “Là công ty thành viên thuộc Tập đoàn CT Group, CT Semiconductor là công ty chuyên về ATP (Semiconductor Assembly - Test - Packaging), là thương hiệu Việt Nam đầu tiên trong lĩnh vực này. CT Semiconductor quyết tâm vươn mình thành một tập đoàn Việt Nam thực sự làm chủ công nghệ bán dẫn”. Cùng bàn luận về các chiến lược phát triển, chương trình nghiên cứu, giáo dục, cơ hội hợp tác quốc tế, các chuyên gia, diễn giả đã chia sẻ nhiều chủ đề và nội dung quan trọng tại Hội thảo như: Sản xuất thông minh trong các công ty OSAT và lợi ích với Việt Nam; Chiến lược R&D và phát triển quy trình; chương trình nghiên cứu/giáo dục về bán dẫn tại các trường đại học quốc tế và chương trình trao đổi sinh viên Việt Nam…Về chiến lược R&D và Phát triển Quy trình, tiến sĩ Changhang Kim - Giáo sư nghiên cứu tại Đại học HanYang chia sẻ rằng: “Để định vị Việt Nam làm chủ trong lĩnh vực bán dẫn, các doanh nghiệp, trường đại học và Chính phủ cần có sự phối hợp chặt chẽ. Các công ty cần nâng cấp năng lực OSAT, đầu tư vào phát triển quy trình dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) và dẫn đầu trong việc áp dụng các công nghệ đóng gói 3D IC và chiplet. Các trường đại học nên tập trung vào phát triển chương trình giảng dạy đóng gói tiên tiến, nghiên cứu đột phá về vật liệu mới và quy trình đóng gói, xây dựng sự hợp tác mạnh mẽ với doanh nghiệp. Các sáng kiến của chính phủ và quan hệ đối tác giữa ngành công nghiệp và học thuật sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực đóng gói bán dẫn tại Việt Nam, giải quyết cả những thách thức hiện tại và những cơ hội trong tương lai”.Sự kiện đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xác định chiến lược phát triển dài hạn cho ngành OSAT tại Việt Nam. Tập đoàn CT Group cam kết tiếp tục đầu tư vào đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước. Đồng thời, hội thảo cũng nhấn mạnh các phương án có tính thực tiễn cao để Nghị quyết 57 thúc đẩy ngành OSAT, giúp Việt Nam dần khẳng định vị thế của mình trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. CT Semiconductor là mô hình thí điểm thương hiệu Việt trong ngành bán dẫn toàn cầu.Tuyển sinh lớp 10: Học sinh TP.HCM có thể đăng ký tối đa bao nhiêu nguyện vọng?
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 7.1, khu vực Tây Bắc bộ đang chịu ảnh hưởng bởi không khí lạnh, trời nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ, trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 12 - 15 độ C, có nơi dưới 11 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 20 - 23 độ C, có nơi trên 23 độ C.Đông Bắc bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng, trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 13 - 16 độ C, vùng núi có nơi dưới 11 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 20 - 23 độ C, có nơi trên 23 độ C.Theo cơ quan khí tượng, từ ngày 8.1, miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh khiến trời có mưa vài nơi; riêng vùng núi và trung du đêm 8 - 9.1 có mưa rải rác, trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Khu vực Bắc và Trung Trung bộ từ khoảng 9 - 12.1 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông, đêm và sáng trời rét; từ ngày 10 - 12.1 trời rét.Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ khoảng 14 - 16 độ C, các tỉnh miền núi phía bắc khoảng 12 - 13 độ C.Đến khoảng ngày 12.1, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn khiến nhiệt độ giảm sâu. Nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội khoảng 11 độ C, miền núi khoảng 9 - 11 độ C.Hiện nay, ở vùng biển phía đông của khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6. Phía đông khu vực bắc Biển Đông và phía tây khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8, sóng biển cao 2 - 4 m.Vùng biển giữa Biển Đông và vùng biển từ Bình Định đến Bà Rịa - Vũng Tàu có gió cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8. Biển động, sóng cao 2 - 3,5 m.Cảnh báo, ngày và đêm 8.1, vùng biển phía bắc khu vực bắc Biển Đông, vùng biển phía tây nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) và vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8, biển động, sóng cao 2 - 4 m.Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.
Epson ra mắt 2 dòng máy in mới tại Việt Nam
Trên sân nhà Thống Nhất, CLB TP.HCM không chơi phòng ngự phản công như thường lệ mà tích cực kiểm soát bóng. Thời lượng cầm bóng của "Chiến hạm đỏ" nhỉnh hơn một chút so với CLB Thanh Hóa (51% so với 49%) và họ dứt điểm nhiều hơn (4 so với 2). Tuy nhiên, thầy trò HLV Velizar Popov mới là những người có bàn thắng duy nhất trong 45 phút đầu tiên. Ngay phút thứ 7, Igor Silva chạy chỗ khôn ngoan, chọn vị trí tốt để có thể bắt vô-lê thành bàn sau pha đá phạt của Viết Tú. CLB Thanh Hóa có lợi thế về mặt tỷ số sau khi hiệp 1 kết thúc nhưng họ bất lợi về mặt nhân sự. Phút 45+3, trọng tài Lê Vũ Linh rút thẻ vàng thứ 2 dành cho HLV Popov, truất quyền chỉ đạo của chiến lược gia người Bulgaria. Ông Linh cho rằng truyền trưởng của CLB Thanh Hóa đã phản ứng thái quá. Phút 45+9, trợ lý HLV Hoàng Thanh Tùng cũng bị thẻ đỏ vì lỗi phản ứng. Trọng tài Linh còn rút tổng cộng 6 thẻ vàng.Sang hiệp 2, CLB TP.HCM tiếp tục tích cực chơi tấn công để tìm kiếm bàn gỡ. Những nỗ lực của họ mang lại thành quả ở phút 53. Sau một pha dàn xếp tấn công biên tương đối tốt, Mạnh Cường có mặt đúng lúc, đúng chỗ để đệm bóng tung nóc lưới khung thành thủ môn Trịnh Xuân Hoàng, đưa trận đấu về thế cân bằng. Phút 77, Nguyễn Thái Quốc Cường, em họ tiền đạo Nguyễn Công Phượng, tung cú sút rất căng từ ngoài vòng cấm. Bóng vô tình chạm vào người Thanh Long và đổi hướng, khiến thủ thành Xuân Hoàng không thể cản phá. CLB TP.HCM vươn lên dẫn trước 2-1. Nhưng cũng chỉ 5 phút sau, Doãn Ngọc Tân tỏa sáng rực rỡ với siêu phẩm sút xa, gỡ hòa 2-2 và thắp sáng cơ hội giành 3 điểm cho CLB Thanh Hóa. Tuy nhiên, trong những phút còn lại, cả 2 đội đều bất lực trong việc làm rung mành lưới đối phương và chấp nhận chia điểm. Với kết quả này, CLB Thanh Hóa không thể đòi lại ngôi đầu bảng từ tay đội Nam Định. Thầy trò HLV Popov có 23 điểm, kém đội dẫn đầu 1 điểm nhưng đá ít hơn 1 trận nên vẫn còn nhiều cơ hội vươn lên. Trong khi đó, CLB TP.HCM đã có 15 điểm và đứng ở vị trí thứ 9. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Sáng 21.2, tỉnh Bình Dương tổ chức họp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Tham dự buổi họp mặt có ông Nguyễn Lộc Hà, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương; ông Bùi Thanh Nhân, Trưởng ban Tuyên giáo - Dân vận Tỉnh ủy Bình Dương; cùng lãnh các ban ngành, thường trực các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.Phát biểu tại buổi họp mặt, ông Nguyễn Văn Lộc cho biết trong năm 2024, đội ngũ nhà báo, phóng viên đã tuyên truyền, phổ biến nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đầy đủ, toàn diện về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại.Báo chí dành nhiều thời lượng để thông tin về các sự kiện chính trị quan trọng, các chỉ số tăng trưởng, thu hút đầu tư, công tác đảm bảo an sinh xã hội… giúp người dân hiểu rõ, đồng thuận cao với các chủ trương, chính sách lớn của Bình Dương.Ông Nguyễn Văn Lộc cho rằng báo chí đã thông tin, tuyên truyền đậm nét về những nỗ lực của Bình Dương trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; khơi thông các nguồn lực, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi.Ông Lộc cũng ghi nhận và đánh giá cao các tác phẩm, tin, bài kịp thời phản ánh thực tiễn năng động, sáng tạo và những khó khăn, vướng mắc của Bình Dương trong quá trình thực hiện, vận dụng cơ chế, chính sách của T.Ư, góp phần giúp cho cấp có thẩm quyền chỉ đạo, rà soát, giải quyết kịp thời, hiệu quả.Theo ông Lộc, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, diễn ra nhiều sự kiện chính trị, dấu mốc kỷ niệm trọng đại của đất nước; cũng là năm Trung ương có những quyết sách mang tính lịch sử, như luồng gió mới, khơi dậy mọi nguồn lực, cơ hội, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới."Bình Dương xác định đây là năm của những đột phá đổi mới, quyết liệt sắp xếp tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2 con số, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của tỉnh trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 12, nhiệm kỳ 2025 - 2030", ông Nguyễn Văn Lộc phát biểu.Ông Lộc khẳng định, để hiện thực hóa những mục tiêu này của Bình Dương, sự đồng hành của báo chí vô cùng quan trọng. Dịp này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương gửi thư cảm ơn đến các cơ quan thông tấn, báo chí và những nhà báo lão thành có nhiều đóng góp cho Bình Dương.
Hai mẹ con tử vong bất thường tại nhà riêng
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.